Tổng hợp các phương pháp chữa bệnh trĩ hiện nay

Thuốc chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại hiệu quả nhất hiện nay là gì? Bệnh trĩ nên dùng thuốc hay phẫu thuật để chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. 

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ đang được áp dụng phổ biến hiện nay có ưu và nhược điểm như thế nào là những vấn đề đang rất được nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng đi tìm câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây nhé.



Xin gửi tới bạn đọc bài viết, chia sẻ của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Phúc Long – Phó chủ tích Đề án Nghiên cứu và ứng dụng đông y trong điều trị bệnh trĩ về các vấn đề liên quan tới căn bệnh này gồm: nguyên nhân gây bệnh trĩ, triệu chứng bệnh trĩ, các phương pháp điều trị bệnh trĩ, thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay. Đây đều là những vấn đề cấp thiết đang được rất nhiều người quan tâm tìm lời giải đáp.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ và các yếu tố nguy cơ

– Bệnh trĩ do đặc thù công việc: những người thường xuyên làm việc nặng nhọc, mang vác nặng, công việc thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động (nhân viên văn phòng) hay phải đứng nhiều,… có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Nguyên nhân là khi làm việc trong điều kiện và đặc thù như vậy sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn dẫn đến bị căng quá mức, giảm lưu thông máu gây ra bệnh trĩ.

– Bệnh trĩ do thói quen ăn uống: các loại thực phẩm, đồ ăn cay nóng, các món ăn dễ gây táo bón, chất kích thích như rượu bia,… cũng là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trĩ rất cao. Nguyên nhân là các loại thức ăn này có thể gây kích thích lên hậu môn gây giãn tĩnh mạch và sưng phồng lên ảnh hưởng tới việc lưu thông máu tại đây lâu ngày gây nên bệnh trĩ.

– Bệnh trĩ do táo bón lâu ngày: đây là tác nhân, nguyên nhân hàng đầu và phổ biến gây nên bệnh trĩ. Thường xuyên bị táo bón sẽ gây áp lực trực tiếp lên tĩnh mạch vùng hậu môn khi bạn cố rặn khi đi đại tiện. Khi đó, tĩnh mạch hậu môn chịu áp lực mạnh sẽ bị sưng phồng lên và bị đẩy ra ngoài.

– Bệnh trĩ do nhiễm trùng đường hậu môn: thói quen vệ sinh thiếu sạch sẽ cho vùng hậu môn sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm làm giảm chức năng tĩnh mạch hậu môn lâu ngày dễ gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra bệnh còn do áp lực lên phần ổ bụng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai (do thai nhi ngày càng phát triển gây áp lực lên ổ bụng), những người bệnh phì đại tiền liệt tuyến, bệnh xơ gan,… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Yếu tố tâm lý cũng có ảnh hưởng nhất định gây ra bệnh trĩ.

Triệu chứng bệnh trĩ

Bệnh trĩ được chia ra làm 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà biểu hiện với các triệu chứng khác nhau để nhận biết. Tuy vậy cả 3 dạng bệnh trĩ đều có những biểu hiện chung dễ nhận biết như sau:

– Chảy máu khi đi đại tiện: đây là triệu chứng điểm hình và sớm nhận biết khi mắc bệnh trĩ. Triệu chứng này tăng lên theo sự phát triển của bệnh. Ban đầu chỉ là lượng máu nhỏ lẫn trong phân, càng về sau khi bệnh phát triển sẽ kéo theo các giọt máu, thậm chí là tia máu chảy ra khi đi đại tiện hoặc có tác động mạnh. Triệu chứng này có thể kèm theo cảm giác nhau rát tùy thuộc vào loại trĩ.

– Sa búi trĩ: ở những người mắc bệnh trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết biểu hiện này qua các thời kì, giai đoạn khác nhau của bệnh. Búi trĩ khi bệnh ở mức độ nhẹ vẫn còn trong lòng ống hậu môn hoặc thập thò ra ngoài rồi tự động kéo vào được. Tới khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng hơn (trĩ cấp độ 3, độ 4) thì búi trĩ lòi ra ngoài và không thể tự co lại mà phải cần tác động đẩy vào. Búi trĩ dễ dàng lòi ra ngoài khi có tác động nhỏ như ho,…

– Cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn do tình trạng viêm nhiễm gây ẩm ướt, ngứa ngáy, viêm da vùng quanh hậu môn,…

Phương pháp chữa bệnh trĩ

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ đang được áo dụng phổ biến nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng bệnh. Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà được chỉ định áp dụng các phương pháp dưới đây để chữa trị cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị nội khoa
 Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc dưới dạng thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ điều trị bệnh trĩ. Các loại thuốc uống thường được sử dụng có dẫn xuất từ flavonoid có tác dụng tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu và chống viêm nhiễm hậu môn. Sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ như thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) có tác dụng kháng viêm.
Phương pháp điều trị bằng thủ thuật
Phương pháp này gồm có 3 loại thường được áp dụng phổ biến hiện nay là chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, sử dụng quang đông hồng ngoại. Cụ thể:

– Phương pháp chích xơ áp dụng cho các trường hợp bị bệnh trĩ cấp độ 1, 2 (trĩ nhẹ) nhằm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc giúp giảm triệu chứng chảy máu. Phương pháp này dễ thực hiện, đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, người thực hiện thủ thuật phải là bác sĩ có kinh nghiệm với kỹ thuật vững vàng mới cho kết quả tốt và tránh được các biến chứng.

– Phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su cũng được áp dụng đối với các trường hợp bệnh ở cấp độ nhẹ là trĩ độ 1 và độ 2. Phương pháp này nhằm mục đích làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc, do đó sẽ cố định ống hậu môn đúng với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn.

– Phương pháp dùng quang đông hồng ngoại thường được áp dụng cho trường hợp bệnh trĩ nội cấp độ 1 và độ 2. Đây là phương pháp sử dụng tia hồng ngoại xuyên thấu nhằm làm đông là làm cho mô bị đông lại bởi tác động của sức nóng, tạo nên sẹo xơ làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định trĩ vào ống hậu môn. Sử dụng máy quang đông hồng ngoại đã được áp dụng từ lâu trong điều trị bệnh trĩ chính xác và không gây nhiễu các dụng cụ điện tử gắn trên người bệnh như máy điều hòa nhịp tim so với việc sử dụng các loại máy khác như chiếu tia Laser hay sử dụng dòng điện cao tần.

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật cắt trĩ

Đây cũng là một phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ hiện nay thường áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ cấp độ nặng. Bằng cách sử dụng các dụng cụ y tế trực tiếp can thiếp loại bỏ búi trĩ nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng bệnh. Hiện nay có rất nhiều hình thức phẫu thuật cắt trĩ đang được áp dụng. Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, điều kiện mà có thể lựa chọn áp dụng phương pháp phù hợp nhất. Một số phương pháp phẫu thuật cắt trĩ thường được áp dụng phổ biến hiện nay như sau:

– Phẫu thuật Longo: thực hiện phẫu thuật bằng cách dùng máy cắt và khâu quanh niêm mạc nhằm mục đích giảm lượng lưu thông cắt và khâu khoanh niêm mạc, nhằm mục đích giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ và treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn. Đây là phương pháp dễ thực hiện, không gây đau đớn, thời gian điều trị ngắn, ít phải kiêng cữ nhiều sau khi phẫu thuật nên được ưu tiên áp dụng

-Khâu treo trĩ bằng tay: đây là phương pháp cải biên của phẫu thuật Longo ở các nước đang phát triển để giảm chi phí thực hiện. Phương pháp này cũng dựa trên nguyên tắc của phẫu thuật Longo là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích khối trĩ và treo búi trĩ lên ống hậu môn bằng các mũi khâu tay khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2-3 cm. Phương pháp này chỉ mới được báo cáo sau năm 2001.

– Dùng máy siêu âm Doppler để khâu cột động mạch trĩ: phương pháp này sử dụng dò siêu âm Doppler một đầu gắn vào hậu môn để dò tìm động mạch và thực hiện khâu cột ở vị trí trên đường lược 2cm. Phương pháp này là làm giảm lưu lượng máu đến các búi trĩ, chỉ áp dụng cho trĩ nội độ 2 và 3, ưu điểm của phương pháp này là không đau và bảo tồn được đệm hậu môn.

Thực trạng chữa bệnh trĩ hiện nay

Bệnh trĩ hiện xảy ra rất phổ biến ở nhiều người gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống, tạo ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Bên cạnh đó nếu để lâu không chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Chính vì người bệnh rất nóng lòng muốn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này. Hiện nay, nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ mà người bệnh có thể lựa chọ. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng là tối ưu, mang lại hiệu quả như mong muốn cho người bệnh.

Khi mới phát hiện hoặc bệnh ở giai đoạn đầu, những bệnh nhân mắc trĩ độ 1, hoặc trĩ độ 2 thường có xu hướng sử dụng thuốc Tây y để điều trị. Hầu hết các loại thuốc Tây y như thuốc đạn đặt tại chỗ, thuốc mỡ bôi ngoài kết hợp với một số loại thuốc có tác dụng thắt mạch máu, giúp thu nhỏ mô mạch, thuốc giảm ngứa, thuốc gây tê giảm cảm giác đau rát khó chịu…Nhưng những loại thuốc này chỉ điều trị tạm thời, sau một thời gian bệnh sẽ tái phát. Do không điều trị tận gốc, chỉ hướng tới điều trị tận gốc nên bệnh nhân vẫn sẽ bị bệnh trĩ đeo bám.

Một phương pháp khác đó chính là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm cắt bỏ búi trĩ. Việt phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ chỉ nên thực hiện tại bệnh viện bởi các bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng thực hiện ở một số phòng khám tư không đảm bảo từ tay nghề bác sĩ tới việc đảm bảo vệ sinh dụng cụ… Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Cắt bỏ búi trĩ không loại bỏ được bệnh trĩ. Đã có không ít trường hợp sau khi phẫu thuật vẫn bị lại.

Ngoài ra, không ít trường hợp người bệnh sử dụng các loại thực phẩm chức năng, dùng bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ tuy khá an toàn nhưng có thể không mang lại hiệu quả điều trị. Nếu bệnh trĩ để lâu ngày không được chữa trị hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và sinh hoạt, thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay phương pháp chữa trị bệnh trĩ bằng đông y đang được người bệnh ưu tiên sử dụng phổ biến do có thể áp dụng lâu dài mang lại hiệu quả cao và an toàn. Trong số hàng ngàn bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ được áp dụng, bài thuốc bí truyền của người H’Mông được chuyển giao cho Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tốc nghiên cứu bào chế được đánh giá rất cao và áp dụng phổ biến hiện nay.

Bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ hiệu quả dựa trên công thức bí truyền của người H’Mong được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn. Hiện tại bài thuốc này đang được kế thừa và phát huy, đồng thời có cải biến để phù hợp với từng đối tượng người bệnh trĩ tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc.

Xem thêm: benhtrivn.com

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.