7 bước để tránh xa bệnh trĩ

Ăn rau, hoa quả, uống nhiều nước, tránh các món cay, tập thể dục thường xuyên, dùng thuốc trĩ hiệu quả... giúp hạn chế và thoát khỏi nỗi lo mắc bệnh này.

Bệnh trĩ thường khiến người bệnh lo lắng, tâm lý đè nặng, mất máu, nhiễm trùng, hoại tử... Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các bí quyết sau sẽ giúp bạn phần nào tránh xa rắc rối do trĩ gây ra.

Ăn nhiều chất xơ

Theo thống kê từ Viện Dinh dưỡng cho thấy, nhiều người Việt đang thiếu chất xơ trầm trọng. Chế độ ăn hàng ngày chỉ đáp ứng 50% nhu cầu của cơ thể vì thói quen chuộng tinh bột, thịt cá nhưng lười ăn rau củ, trái cây. Việc cơ thể thiếu chất xơ sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón trầm trọng. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, rau và trái cây nên chiếm 30% khẩu phần ăn hàng ngày, tương đương từ 300gram rau xanh và 400gram trái cây tươi. Các loại rau giàu chất xơ như bông cải xanh, đậu xanh, giá đỗ, bầu, bí, a-ti-sô; rau lá xanh đậm như bồ ngót, rau cải, xà lách, hẹ, rau lang, rau muống... và trái cây giúp nhuận tràng như táo, chuối, đu đủ, thanh long...


Bình đựng nước ở bàn làm việc

Đi lấy nước uống sẽ giúp bạn tranh thủ vận động nhẹ khoảng 5-10 phút ở công sở. Bác sĩ Richard Desi, chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm y tế Baltimore, Mỹ khuyên rằng, cung cấp đủ nước cho cơ thể từ 2-2,5 lít một ngày sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón, tránh xa bệnh trĩ.

Tránh xa thức uống chứa chất kích thích

Nhịp sống nhanh, công việc xã giao có thể cuốn bạn vào các loại thức uống chứa cafein, cồn như cafe, bia rượu mà không kiểm soát được số lượng nạp vào cơ thể, trong khi những chất này có thể gây táo bón và làm trĩ diễn tiến nhanh hơn.

Tránh các món cay hay dầu mỡ

Thức ăn cay, nhiều tiêu ớt hoặc các loại nước chấm với nguyên liệu chính là ớt chứa nhiều chất capsaicin có thể gây tiêu chảy. Nếu bao tử quá nhạy cảm với món cay có thể gây ra tiêu chảy kéo dài, chảy máu hậu môn khi đại tiện, tăng diễn tiến của bệnh trĩ. Với loại thức ăn nhiều dầu mỡ, hệ thống tiêu hóa sẽ làm việc mệt mỏi hơn để tiêu hóa, dễ gây ợ nóng, đau bao tử và trĩ.

Tập thể dục chọn lọc




Tập thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần từ 30 đến 45 phút. Tuy nhiên, nên tránh các môn phải dùng sức nhấc vật nặng như nâng tạ có thể gây gia tăng áp lực lên thành bụng, áp lực máu dồn đến các tĩnh mạch máu ở hậu môn khiến bệnh trĩ diễn tiến nhanh hơn. Vì vậy, bạn nên chọn tập yoga, bơi lội, chạy bộ, đánh cầu, tennis... Đây là những môn vận động mang tính chất điều hòa toàn cơ thể.


Thói quen đi vệ sinh

Không nên nhịn đại tiện khi có nhu cầu. Việc cố nhịn sẽ dẫn đến chất thải bị dồn ứ trong trực tràng và gây táo bón. Một số thói quen xấu cần bỏ khi đi vệ sinh đó là cầm theo sách báo để đọc hay cầm điện thoại để xem phim, chơi game… Thói quen này sẽ làm bạn kéo dài thời gian ngồi, gây áp lực cho các mạch máu, tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn, tăng nguy cơ bệnh trĩ hoặc làm bệnh nặng hơn.

Chú ý dấu hiệu bệnh trĩ

Hậu môn đau rát, có dịch nhầy khó chịu, đại tiện ra máu... là những dấu hiệu bệnh trĩ đang diễn tiến. Thạc sĩ, bác sĩ Dương Phước Hưng, Trưởng phân khoa Hậu môn - Trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết: “Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng đầu tiên để được tư vấn, điều trị sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn”.

Chọn loại thuốc trị trĩ hiệu quả

Hiện thuốc điều trị trĩ hiệu quả tinh chế dạng vi hạt giúp hấp thu nhanh và nhiều hơn qua niêm mạc ruột. Các thử nghiệm lâm sàng quốc tế đã chứng minh thuốc có tác dụng chữa dứt trĩ trong vòng 7 ngày. Người dùng sẽ nhận thấy thuốc giúp cầm chảy máu sau ngày thứ 3 và đến ngày thứ 7 thì dứt hẳn triệu chứng trĩ cấp (đau rát, ngứa, khó chịu...). Tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

Nguồn: benhtrivn.com

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.