Hiểu biết cơ bản về bệnh trĩ và cách trị bệnh trĩ

Bạn có biết bệnh trĩ là gì? Cách chữa bệnh trĩ? Hậu quả của bệnh trĩ mang lại? Qua bài viết này chắc chắn các bạn sẽ nắm được nguyên nhân bệnh trĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Bệnh trĩ thường gọi là bệnh lòi dom, là một căn bệnh rất hay mắc phải, trĩ nằm ở đoạn cuối đường tiêu hóa, rìa hậu môn và phần dưới trực tràng, nơi phân và nước tiểu được thải ra ngoài. Do các nhân tố toàn thân hoặc cục bộ làm cho tĩnh mạch trĩ dưới niêm mạc trực tràng dồn cụm, ứ máu và giãn ra tạo ra một búi tĩnh mạch mềm, gọi là trĩ. Trĩ được phân ra làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Khái niệm về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những bệnh Đông y biết đến sớm nhất. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, bệnh này đã được ghi chép lại trong rất nhiều sách vở. Như trong cuốn “Sơn Hải kinh, Tây Sơn kinh” có đoạn: “Ở ngọn núi phía Tây Bạch Thiên Đế 350 dặm… có loài chim hình dạng giống như chim thuần, vằn đen lông đỏ, tên gọi là chim Đống, ăn nó thì bị trĩ”. Đây là tên gọi của thế giới đặt tên cho căn bệnh này sớm nhất và được các nhà y học đời sau chọn dùng.
Tên nước ngoài của bệnh trĩ do Hipocrat, một thần y người Hy Lạp đưa ra. Do bệnh có chảy máu nên gọi là Haimorhoder, hiện nay gọi là Piles (có nghĩa là quả cầu).
Từ thời cổ đại và trung đại, trong điều trị bệnh trĩ, Trung Quốc đã từng đứng ở vị trí hàng đầu của y học thế giới. Bắt đầu từ thời Đường Tống, phương pháp trị liệu bệnh trĩ của Trung Quốc đã từng đứng ở vị trí hàng đầu của y học thế giới. Bắt đầu từ thời Đường Tống, phương pháp trị liệu bệnh trĩ của Trung Quốc đã được truyền sang Đông Nam Á, Ba Tư và một số nước khác. Liệu pháp độc đáo và có hiệu quả trong chữa trị bệnh trĩ của Trung Quốc như liệu pháp thắt dây thuốc hay làm khô búi trĩ đã tháo gỡ không ít khó khăn trong việc điều trị các bệnh đường ruột và có những cống hiến to lớn cho sự phát triển của ngành ngoại khoa.

 Sự phát sinh bệnh trĩ có liên quan đến những nhân tố nào?
Ở Việt Nam tỉ lệ người mắc trĩ tương đối cao, trong dân gian có câu “ Thập nhân cửu trĩ” (nghĩa là: 10 người thì có 9 người bị trĩ). Theo tổng điều tra ở một số khu vực tỉ lệ số người mắc bệnh là 46,2% – 59,9%; ở độ tuổi 50, số người mắc bệnh trĩ là 70% ở những mức độ khác nhau. Tại sao tỉ lệ mắc bệnh trĩ lại cao như vậy? Điều này có liên quan đến một số nhân tố sau:
Nhân tố giải phẫu: Tại hậu môn trực tràng có rất nhiều mạch máu, kết cấu tĩnh mạch hết sức đặc biệt, hình thành chùm tĩnh mạch, là chùm tĩnh mạch trĩ nội và cụm tĩnh mạch trĩ ngoại trong hệ thống tĩnh mạch trực tràng lại thiếu các van tĩnh mạch, nên ảnh hưởng đến sự luân chuyển máu, do đó dễ dẫn đến hiện tượng tĩnh mạch phình gập, giãn, từ đó phát triển thành bệnh trĩ. Ngoài ra trong quá trình tiến hóa của loài người, từ di chuyển bằng tứ chi chuyển thành đi thẳng đứng, vị trí hậu môn chuyển từ cao xuống thấp, so với động vật có vú đi bằng bốn chân thì vị trí hậu môn của người tương đối cao, sự luân chuyển máu ở trực trang luôn luôn thay đổi không giống nhau. Điều này chính là cơ sở để hình thành bệnh trĩ.
Nhân tố phân bố dân cư: Diện phân bố những người mắc bệnh trĩ rất rộng. Về mắt giới tính, dù là nam hay nữ, đều có thể mắc bệnh ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là những phụ nữ đã kết hôn và có con. Về mặt tuổi tác, từ trẻ nhỏ đến người già đề có thể mắc bệnh trĩ, trong số đó tỉ lệ người trung niên mắc bệnh là cao nhất. Về mặt nghề nghiệp, dù là công nhân, nông dân, thương nhân, học sinh hay quân nhân đều có thể mắc bệnh, đặc biệt những người phải làm việc ở những tư thế cần đứng lâu, ngồi lâu thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.
Nhân tố gây bệnh: Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ rất đa dạng, bị lây nhiễm, táo bón, ỉa chảy hay trong thời kỳ thai nghén đều dễ mắc bệnh trĩ.
Chúc các bạn có những hiểu biết về căn bệnh này để phòng ngừa và điều trị hiểu quả hơn.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.