Bí quyết trị bệnh trĩ cho trẻ em


Trẻ em làm đối tượng ít bị mắc bệnh trĩ. dấu hiệu bệnh trĩ ngoại ở trẻ em là trên rìa hậu môn có một cục nhỏ màu tím xanh được phủ bởi một lớp da.

Ngoài ra còn có cảm giác đau, khi đại tiện  phân khô cứng cọ sát có thể dẫn đến chảy máu. Dưới đây là một số bệnh hậu môn trực tràng thường gặp ở trẻ em.

Một số dấu hiệu bệnh trĩ và về hậu môn trực tràng thường gặp ở trẻ em
 + Thịt thừa hậu môn: Đây là một loại bệnh thường gặp ở trẻ em, chiếm khoảng 30%. Nguyên nhân gặp bệnh có thể là do di truyền, bị táo bón hoặc do virus gây ra. Hình dạng của phần thịt thừa thường giống như một hạt nho có cuống, có màu đỏ nhạt, đỏ sẫm hoặc mận chín, bề mặt giống như quả dâu hoặc quả dương mai, số lượng có thể là một hoặc nhiều, cách hậu mon có thể gần hoặc xa, có thể sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Phần thịt thừa này có thể khiến cho việc đại tiện ra máu, máu có màu đỏ tươi, bám trên bề mặt phân hoặc lẫn trong phân, ít gặp trường hợp đại tiện ra máu đơn thuần. Quan sát kỹ có thẻ thấy trên phân có các vết ép dạng rãnh, đó là do khi phân đi qua túi thừa này gây ra. Trẻ em thường không có triệu chứng đau bụng hoặc buồn đại tiện nhưng không đi lại được hoặc đi rồi nhưng vẫn có cảm giác đi chưa hết. Chảy máu ít nhưng kéo dài cũng có thể làm trẻ bị thiếu máu. Thịt thừa hậu môn có thể làm cho nhu động trực tràng của trẻ bị rối loạn (bệnh lý liên quan).
+ Nứt hậu môn: Nguyên nhân gây bệnh này chủ yếu là do phân khô cứng gây ra, thường xảy ra ở phần chính giữa sau ống hậu môn, dùng hai tay hơi vạch hậu môn có thể nhìn thấy một vết nứt. Khi trẻ bị nứt hậu môn, máu thường chảy ít, có màu đỏ tươi, bám rên bề mặt phân hoặc trên giấy vệ sinh. Khi đại tiện, trẻ có cảm giác đau dữ dội, do đó trẻ thường khóc, sợ đi đại tiện. Như vậy càng khiến phân khô cứng hơn, làm cho hậu môn bị nứt nghiêm trọng hơn, khó được trị khỏi.


Táo bón là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ ở trẻ em
+ Apxe quanh hậu môn: Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, da của chúng rất mềm và mỏng, nên dễ bị tổn thương do đại tiểu tiện, tã (bỉm) không sạch hoặc do giấy cứng làm tổn thương, làm vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến nung mủ vùng hâu môn. Biểu hiện của trẻ em bị mắc bệnh này là cơ thể bị sốt, khóc nhiều, không muốn ăn, nôn mửa … Nếu không điều trị kịp thời, vùng hậu môn có thể bị nung mủ, mủ chảy vỡ ra, dẫn đến rò hậu môn.
– Ngứa hậu môn: bệnh ngứa hậu môn thường gặp ở trẻ em là do giun kim gây ra. Giun kim sống ký sinh trong ruột, chúng thường chui ra bên ngoài hậu môn đẻ trứng vào ban đêm, trứng giun dính vào tay, chăn, quần áo, sau đó trực tiếp hoặc gián tiếp đi vào ống tiêu hóa phát triển thành giun. Do dó tiếp tục gây viêm nhiễm tại hậu môn và các bộ phận khác. Hiện tượng ngứa hậu môn ở trẻ em thường xảy ra vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Từ 2-3 giờ sau khi trẻ ngủ, các bậc cha mẹ nên kiểm tra nếp nhăn ở phần da quanh hậu môn và có thể thấy giun kim có đầu dài màu trắng.
– Sa hậu môn: trên và dưới của ống hậu môn trực tràng có một đường vuông góc, các tổ chức xung quanh đó khá nhão, hệ cơ khá mỏng (đặc biệt là ở những trẻ suy dinh dưỡng hoặc bị mắc bệnh về đường ruột). Sau 2 tuổi, trẻ có thể biết ngồi bô để đại tiện , khi đó phần bẹn phải chịu áp lực của ổ bụng, phân hơi cứng lại, nếu bị táo bón, phải rặn hết sức, thời gian đại tiên lâu hoặc tiêu chảy kéo dài … Như vậy, các trường hợp tăng áp lực ổ bụng đều có thể dẫn đến sa hậu môn. Sa hậu môn thời kỳ đầu chỉ xảy ra khi trẻ đi đại tiện và dùng lực quá mạnh, đại tiện xong người lớn phải dùng tay đẩy phần sa vào trong hậu môn. Không chỉ khi đại tiện mà khi ho, khóc …, hậu môn của trẻ có thể sa ra ngoài. Nếu sa ra ngoài lâu và không đẩy vào trong được, gây chảy máu, viêm loét, làm hậu môn dãn xuống, đau. Đa số trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh sa hậu môn đều có  thể chữa khỏi.
Chúc các bạn trị bệnh cho con em mình thành công!

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.