Phòng Cảm Ho Cho Trẻ Sơ Sinh

Theo các bác sĩ, một em bé được sinh ra khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh đến 6 lần trước ngày sinh nhật đầu tiên.

Lần đầu tiên bé bị cảm lạnh là một trong những thời khắc gay go nhất với các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu có con và còn ít kinh nghiệm. Bởi lần đầu tiên bé mắc dù chỉ là một cơn cảm lạnh thông thường, nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận thì rất dễ để lại biến chứng nguy hiểm.



Theo các bác sĩ, một em bé dù sinh ra khỏe mạnh vẫn có thể bị cảm lạnh đến 6 lần trước ngày sinh nhật đầu tiên. Trẻ em ở giai đoạn này dễ bị cảm lạnh hơn vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Trẻ cũng chưa phát triển khả năng miễn dịch để chống lại nhiều loại virus gây ra cảm lạnh. Các biện pháp để phòng trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh không chỉ cần hiệu quả mà đặc biệt nhất thiết phải an toàn với trẻ. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản, mẹ có thể áp dụng tại nhà để chăm sóc con.

Khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi

Với trẻ dưới 1 tuổi, an toàn nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9% để vệ sinh mũi cho trẻ. Nước muối sinh lý 0,9% có thể sử dụng lâu dài, không có tác dụng phụ. Nước muối sinh lý góp phần làm loãng dịch tiết, giúp lông chuyển hoạt động mạnh hơn, đẩy dịch tiết hoặc bụi bặm ra phía ngoài.

Trẻ sơ sinh chưa biết tự xì mũi do đó mẹ nên dùng phương pháp bấc sâu kèn. Phương pháp được thực hiện như sau: dùng khăn giấy mềm, dai để làm bấc sâu kèn; đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch, lặp lại các bước này cho đến khi sạch mũi. Nếu trẻ bị nghẹt nhiều thì nên nhỏ 2-3 giọt làm bấc sâu kèn, sau đó nhỏ thêm một giọt.

Không nên hút mũi, bơm rửa cho trẻ vì áp lực không thể chính xác, nếu mạnh có thể làm tổn thương niêm mạc. Ngoài ra, phản xạ nuốt của bé còn yếu, nếu bơm nhanh có thể làm bé sặc vào phổi. Chưa kể, các động tác thô bạo có thể làm bé sang chấn tâm lý.

Vệ sinh mũi cho trẻ ngày 3 – 4 lần khi trẻ có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi bé chớm sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 5 – 6 lần.
Trẻ chảy mũi càng nhiều bố mẹ càng phải tích cực vệ sinh mũi cho con. Nếu thấy trẻ chảy nước mũi nhiều mẹ ngưng vệ sinh mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.

Trẻ bị ho, ho có đờm
Trị ho bằng lá húng chanh (Ho khan hay ho có đờm điều áp dụng được)

Lá Húng chanh (còn gọi là rau tần hay tần dày lá): có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.

Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.

Cách 2: 10 – 15 lá húng chanh và 10 hạt chanh giã nát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết ho và hết khò khè. Cách này hiệu quả nhất nhưng đắng khó uống hơn.

Buổi sáng khi con ngủ dậy, cũng là lúc bụng con đói nhất và chưa ăn gì, mẹ cho con uống khoảng 60 – 100ml nước lọc. Sau đó, cho con uống hỗn hợp đã pha, sau khi con uống trong vòng 20 p tuyệt đối không cho ăn hoặc uống gì thêm để hỗn hợp siro nói trên ngấm vào họng giúp con giảm ho và tan đờm nhanh hơn. Cho con uống từ 2-3 ngày liên tiếp.

Ghi chú:

Các mẹ đang cho con bú, nhất mà mẹ bầu áp dụng các cách trên cũng rất hiệu quả.

Ngoài ra, khi con có biểu hiện ho có đờm, mẹ cần cho con uống nhiều nước. Trẻ bú mẹ bình thường dưới 6 tháng không cần uống nước, nhưng khi con ho có đờm, dù bú mẹ hoàn toàn cũng nên cho con uống thêm nước (cho vào bình sữa cho con mút hay đút muỗng), hoặc các loại nước trái cây. Đây là biện pháp làm loãng đàm rất hiệu quả.

Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho. Mẹ thường xuyên vỗ lưng cho bé cũng sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra.

Cách vỗ: cho con nằm nghiêng, mẹ chụm 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau).

Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra cho con.

Cách phòng cảm – ho cho con
Mẹ nên thường xuyên làm những việc sau để ngừa cảm cho con đặc biệt ở thời điểm giao mùa hoặc mưa ẩm, trẻ có bị cảm ho thì cũng sẽ bị nhẹ hơn, mau hết hơn, và ngừa các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi…

1. Nhỏ dầu tràm-khuynh diệp vào nước tắm cho con

– Nhỏ 5-6 giọt dầu tràm-khuynh diệp vào nước tắm của con. Nên chọn chậu tắm sâu lòng để có thể ngâm cho con trong vòng 5 phút đến tận ngực để giữ ấm toàn thân và phổi. Dù con uống thuốc gì, khi con cảm, ho, sổ mũi, mẹ cũng cần cho con tắm nước dầu tràm-khuynh diệp.

2. Thoa dầu tràm-khuynh diệp vào lòng bàn chân

Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, hay ho, khò khè hoặc khi thời tiết thay đổi, mẹ cần xoa dầu tràm- khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền) chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh.

3. Vệ sinh mũi cho con đúng cách (đã hướng dẫn ở trên)

Nên vệ sinh mũi cho con 1-2 lần một ngày thường xuyên để làm sạch bụi bẩn, tránh viêm nhiễm.

Ngoài ra,
– Tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị nhiễm lạnh. Nếu phụ huynh hút thuốc lá phải đánh răng kỹ trước khi bế con.
– Thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày
– Cha mẹ hoặc người thân trước khi ẵm bồng em bé nên rửa sạch tay
– Sau khi đi làm về, mẹ không nên cho em bé bú ngay mà cần thay quần áo, rửa tay và vệ sinh hai đầu núm vú thật sạch trước khi cho bé bú để tránh vi khuẩn bên ngoài lây sang bé.
– Hạn chế cho bé đến những nơi đông người vì đó là những nơi tập trung nhiều vi khuẩn.
– Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.

Trẻ sơ sinh rất hay khò khè vì còn đờm nhớt trong phế quản chưa tống ra ngoài hết trong quá trình mẹ rặn đẻ, sinh con một cách tự nhiên, trẻ sinh mổ càng hay bị khò khè nhiều hơn. Sau 3 tháng, mới hết từ từ và thường sau 6 tháng mới hết hẳn. Nhưng nếu khò khè kèm theo ho hay hiện tượng khò khè ngày càng nặng hơn nghĩa là cơ thể con bị nhiễm lạnh, chưa đủ ấm và sinh ra bệnh cần phải cho con đi khám.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị ho khan hay ho có đờm, dù có uống gì mà 3-4 ngày không có dấu hiệu giảm hẳn là mẹ cần cho con đi khám ngay vì với trẻ sơ sinh rất dễ sinh ra biến chứng viêm phổi nặng nếu để con ho lâu ngày.

Cùng tìm hiểu thông tin về sức khỏe bé trong những bài viết sau nhé

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.